Chính quyền địa phương Hành_chính_Việt_Nam_thời_Tây_Sơn

Thay đổi về lãnh thổ

Từ khi nổi dậy đến năm 1776, lãnh thổ Tây Sơn phía bắc đến Quảng Nam, phía nam đến Bình Thuận. Từ năm 1777 đến năm 1784 là giai đoạn giằng co vùng Nam Bộ với Nguyễn Ánh. Sau khi đánh bại liên quân Xiêm-Nguyễn, Tây Sơn làm chủ toàn bộ Nam Trung Bộ và Nam Bộ (phía bắc tới Quảng Nam).

Tình trạng đó kéo dài tới năm 1786. Giữa năm 1786, Tây Sơn tấn công ra bắc tiêu diệt chúa Trịnh, làm chủ toàn bộ quốc gia. Sau đó anh em Tây Sơn rút về Nam, giao lại Bắc Hà (tới Nghệ An) cho vua Lê.

Từ cuối năm 1787, Nguyễn Ánh từ Xiêm trở về lần lượt chiếm lại Nam Bộ. Trong khi Nguyễn Lữ thất thủ Gia Định thì cùng lúc, Nguyễn Huệ phát triển lên phía bắc. Tới cuối năm 1788 khi tướng Tây Sơn là Phạm Văn Tham để mất hoàn toàn Nam Bộ thì Nguyễn Huệ cũng hoàn thành việc làm chủ Bắc Bộ, sang đầu năm 1789 đánh đuổi quân Thanh và chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê.

Trong khi Nguyễn Huệ lo ổn định Bắc Hà thì Nguyễn Ánh đánh ra Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh. Nguyễn Nhạc bại trận, mất mấy thành này; tới năm 1791, Nguyễn Nhạc chỉ còn cai quản Quy Nhơn, Phú YênQuảng Ngãi, nghĩa là lãnh thổ Tây Sơn chỉ còn từ Phú Yên trở ra bắc.

Cục diện này không có biến động nhiều, dù chiến tranh vẫn tiếp diễn giữa hai bên, cho tới năm 1799 khi Nguyễn Ánh đánh ra chiếm được Quy Nhơn, mở đầu cho sự sụp đổ của nhà Tây Sơn vào năm 1802.

Khái quát về các đơn vị hành chính địa phương

Cùng việc xây dựng Phượng Hoàng trung đô, Quang Trung đổi tên Thăng Long là Bắc Thành và chỉnh đốn lại các khu vực hành chính. Các đơn vị hành chính không dùng "lộ" như thời Lê-Trịnh mà dùng trấn (hay xứ).

Ngoài Bắc Thành tức kinh thành Thăng Long cũ của nhà Lê, Quang Trung chia vùng cai quản thành các xứ (trấn) như sau:[6]

  1. Xứ Đông (Hải Dương)
  2. Xứ Bắc (Kinh Bắc)
  3. Xứ Đoài (Sơn Tây)
  4. Xứ Yên Quảng
  5. Xứ Lạng (Lạng Sơn)
  6. Xứ Thái (Thái Nguyên)
  7. Xứ Tuyên (Tuyên Quang)
  8. Xứ Hưng (Hưng Hóa)
  9. Xứ Nghệ (Nghệ AnHà Tĩnh)
  10. Sơn Nam Thượng (Hà ĐôngHà Nam)
  11. Sơn Nam Hạ (Nam ĐịnhThái Bình)
  12. Thanh Hóa ngoại (Ninh Bình)
  13. Thanh Hóa nội (Thanh Hóa).

Trừ Xứ Sơn Nam và Thanh Hóa tách làm hai, các xứ khác đều đại thể giữ nguyên như thời Hậu Lê. Trước kia Phố Hiến là lỵ sở của Sơn Nam, tới thời Quang Trung thì Hạ Trấn đóng ở Vị Hoàng, cách dưới phố Hiến[6]. 12 trấn thuộc do Bắc Thành quản lý, trong đó các trấn Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên và Yên Quảng là ngoại trấn; các trấn Thanh Hóa ngoại, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Kinh Bắc, Hải Dương và Phụng Thiên là nội trấn[6][7].

Mỗi xứ (trấn, phủ) chia làm nhiều huyện, mỗi huyện chia làm nhiều tổng, mỗi tổng chia làm nhiều xã, mỗi lại chia nhiều thôn.Riêng Thành Thăng Long, gồm 1 phủ, 2 huyện, 18 phường[6]

Đứng đầu các trấn gồm có Trấn thủ (quan võ) và Hiệp trấn (quan văn), có thêm tham trấn giúp việc.

Đứng đầu mỗi huyện là hai chức quan Phân tri và Phân suất, bên dưới có thêm Tả quản lý và Hữu quản lý giúp việc, chuyên trưng thu binh lương và xử lý kiện cáo. Tại các Tổng có các chức Chánh Tổng và Thôn trưởng phụ trách hành chính[7][8].